Thứ Hai, 14 tháng 7, 2014

Giới thiệu Đăk Nông




Giới thiệu Đắk Nông

Đắk Nông là một tỉnh ở Tây Nguyên được thành lập từ năm 2004.Phía Bắc tỉnh Đắk Nông giáp Đắk Lắk, phía Đông và Đông Nam giáp tỉnh Lâm Đồng, phía Tây giáp tỉnh Bình Phước và Campuchia.
Địa hình & Khí hậu: 
Đắk Nông nằm ở phía Trung Bộ, đoạn cuối dãy Trường Sơn, trên một vùng cao nguyên, độ cao trung bình 500 m so với mặt biển. Địa hình tương đối bằng, có bình nguyên rộng lớn với nhiều đồng cỏ trải dài về phía Đông.Phía Tây địa hình thấp dần, nghiêng về phía Campuchia, phía Nam là miền đồng trũng có nhiều đầm hồ.  Có 3 hệ thống sông chính: sông Ba, sông Serepôk (các nhánh Krông Bông, Krông Pắk, Krông Ana, Krông Nô...) và một số sông nhỏ khác, nhiều thác nước cao, thuỷ năng lớn.
Khí hậu vùng này tương đối ôn hòa, nhiệt độ trung bình năm 24 °C, tháng nóng nhất và lạnh nhất chỉ chênh lệch trung bình 5 °C. Thời tiết và lượng mưa phụ thuộc theo mùa. Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, nhiều gió và hơi lạnh, thời tiết khô hạn, nhiều khe suối khô cạn. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10 trong năm, lượng nước rất lớn, nhiều năm bị ngập lụt ảnh hưởng đến giao thông.
Những vét văn hóa đặc trưng:
Cũng như các tỉnh khác của vùng Tây Nguyên. Đắk Nông còn lưu giữ nhiều pho sử thi truyền miệng rất độc đáo như sử thi Đam San, các luật tục cổ, kiến trúc nhà sàn, nhà rông và tượng nhà mồ còn chứa bao điều bí ẩn đầy hấp dẫn.
Đắk Nông có các loại nhạc cụ dân tộc từ lâu đời như: đàn đá, đàn T’rưng, đàn Klông phút, đàn nước, kèn, sáo…
Những điểm du lịch thú vị tại Đắk Nông
Thác Diệu Thanh:  Thác nằm ở địa phận Thôn 8, Xã Nhân Cơ, Huyện Đắk RLấp. Từ quốc lộ 14 đi vảo khoảng 5km, trước đây là đường đất, hiện tại đã làm đường nhựa khá dễ đi. Thác vẫn còn giữ được vẻ hoang sơ.
Thác diệu thanh
Thác Diệu Thanh 
Thác Ba Tầng:  Thuộc huyện Đắk Nông, cách thị trấn Gia Nghĩa khoảng 8km theo quốc lộ 14 ngược hướng về Buôn Ma Thuột. Quanh thác Ba Tầng có nhiều cây cổ thụ và có bãi đất rộng bằng phẳng, thoáng mát để cắm trại thư giãn khi đến thăm thắng cảnh này.
Thác ba tầng
Thác Ba Tầng 
Thác Trinh Nữ:  Cách trung tâm thành phố Buôn Ma Thuột khoảng 25km về phía tây nam. Tương truyền, sở dĩ ngọn thác có cái tên đầy quyến rũ này là do bắt đầu từ một câu chuyện khá buồn: Một cô gái đang tuổi xuân thì, do trắc trở chuyện tình duyên đã tìm đến ngọn thác và quyết định gửi thân vào dòng nước bạc trắng xóa để quên đi nỗi đau khổ. Và như để tỏ lòng trắc ẩn, cảm thương cô gái xấu số kia cái tên Trinh Nữ đã được nguời đời đặt cho ngọn thác.
Thác trinh nữ
Thác Trinh Nữ 
Thác Đray Nur: Thác Dray Nur là ngọn thác lớn nhất Tây Nguyên. Cách thác Gia Long chừng 3km. Thác Đray Nur là một thác nước trên dòng sông Serepôk thuộc địa phận huyện Krông Ana, tỉnh Đăk Lăk. Đray Nu nghĩa là thác cái. Vì thế thác còn có tên là thác Vợ. Đray Nur nằm ngay cạnh thác Đray Sáp thuộc tỉnh Đăk Nông và chỉ cách Đray Sáp một đoạn cầu treo bắt qua dòng sông Serepôk. Cả hai cùng là những thác nước đẹp và hùng vĩ. Thác Đray Nur được ít người biết đến vì lầm tưởng nằm trong cụm thác Đray Sáp nhưng thực ra khi đến đây dòng sông Serepốk chia ra làm 2 nhánh nhỏ đổ xuống hai dòng thác và nhập lại ở phía dưới, cách đó không xa.
Thác rất đặc biệt vì phía sau làn nước đổ xuống có một hang động lớn, người ta có thể đi vào phía trong của dòng nước đổ xuống từ bên này sang bên kia mà không bị ướt...
Thác Thác Đray Nur
Thác Đray Nur 
Đặc sản Đắk Nông
Rượu Cần: Trong bất cứ lễ, tết nào, đồng bào Tây Nguyên cũng đều có nghi thức uống rượu cần. Rượu, theo họ tin tưởng, là do Trời (Yang) sai thần linh xuống trần dạy cho con người cách làm rượu đủ loại: từ gạo, mì, bắp cho đến bo bo, kê...để tế lễ các đấng tối cao trong năm. Rượu cần tuy nhẹ, dễ uống, nhưng uống nhiều, khách dễ bị đau đầu và có thể ngã lăn quay lắm...
Rượu cần
Rượu Cần 
Cơm Lam:  Đặc sản của vùng đất bazan ấy được làm từ gạo nếp ngâm lẫn với lá thơm đêm trước, cho vào ống nứa non, rồi mang đi nấu. Người ăn có thể cảm nhận cả mùi nếp thơm lẫn hương rừng trong miếng cơm lam. Nó chắc mà lại dẻo, bùi mà không cứng, ăn không biết ngán. Nhiều khi không có thức ăn kèm, người ta vẫn thấy rất rõ cái vị đậm đà của nó.
Cơm lam với thịt nướng
Cơm Lam với thịt rừng nướng 
Cà đắng:  Cà đắng là một loại cà dại mọc nhiều trên rừng, trên nương rẫy, hiện nay đã được bà con trồng trong vườn nhà, ra quả quanh năm, trái cà dài, to hơn cà pháo của người Kinh, màu xanh. Loại cà này có thể ăn sống nên trở thành món ăn khá hấp dẫn với những ai thích vị đắng. Bạn hãy thử cắn một miếng để nghe vị đắng tứa vào chân răng và cảm nhận cái nghe vị giòn ngọt ùa đến ngay sau đó. Cà đắng có mặt trong nhiều món ăn trong bữa cơm người dân tộc như cà đắng nấu với cá khô, cá hấp hoặc tôm tép khô, cà đắng nấu ốc v..v... Nếu mạnh miệng qua được đũa đầu tiên của những món cà đắng, bạn sẽ “nghe” được vị ngọt đằm thắm hòa với vị ngọt, vị mặn của cá khô, của tôm tép và vị cay xé lưỡi tạo nên một khẩu vị rất lạ, rất riêng của núi rừng.
Nguồn : Tổng hợp

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét