Thứ Hai, 14 tháng 7, 2014

Giới thiệu Đắk Lắk



Giới thiệu Đắk Lắk

Đắk Lắk, Darlac hay Đắc Lắc (theo tiếng Ê Đê: Đăk = nước; Lăk = hồ) là một tỉnh nằm ở trung tâm Tây Nguyên, phía Bắc giáp Gia Lai, phía Nam giáp Lâm Đồng, phía Tây Nam giáp Đăk Nông, phía Đông giáp Phú Yên và Khánh Hòa, phía Tây giáp Vương quốc Campuchia với đường biên giới dài 70 km. DakLak cách Hà Nội 1.410 km và cách Thành phố Hồ Chí Minh 350 km.

Địa hình & Khí hậu
Phần lớn địa bàn Đắk Lắk thuộc sườn phía tây nam dãy Trường Sơn nên địa hình núi cao chiếm 35% diện tích tự nhiên. Địa hình cao nguyên bằng phẳng nằm ở giữa tỉnh, chiếm 53% diện tích.Tuy là một tỉnh cao nguyên nhưng ở đây có đến trên 500 hồ nước tự nhiên và nhân tạo lớn nhỏ với 47.000 ha mặt nước, hiện tại Đăk Lăk đang giữ kỉ lục Việt Nam về tỉnh có nhiều hồ nhất
Thời tiết chia 2 mùa rõ rệt: mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, chịu ảnh hưởng của gió mùa Tây Nam; mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, trong mùa này độ ẩm giảm, gió Đông Bắc thổi mạnh. 
Những vét văn hóa đặc trưng
Môi trường này đã tạo nên trường ca Đam San, Xinh Nhã dài hàng nghìn câu truyền miệng từ bao đời nay, làm ra con chữ riêng cho người Ê Đê, người M'Nông; làm nên đàn đá, đàn T'rưng, đàn K'lông pút độc đáo và làm nên biệt tài săn bắt, thuần dưỡng voi rừng củangười Buôn Đôn đứng đầu Đông Nam Á.
Daklak là một trong những cái nôi nuôi dưỡng Không gian văn hóa Cồng Chiêng Tây Nguyên, được UNESCO công nhận là Kiệt tác truyền khẩu và phi vật thể nhân loại.
Đáng chú ý khi đến thăm Daklak là những ngôi nhà dài truyền thống theo huyền thoại có thể "dài như tiếng chiêng ngân" hoặc các bến nước của các buôn làng đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ, một nét văn hoá rất đặc trưng của vùng đất này và ấn tượng với du khách bằng những sản phẩm gia dụng như bàn, ghế và cả thuyền độc mộc đẻo từ những cây rừng lớn nguyên vẹn...
Có Lễ hội đua voi, Lễ hội Cồng chiêng và Lễ hội cà phê đã được nhà nước công nhận và tổ chức đều đặn hàng năm như một giá trị truyền thống.
Đắc Lắc nhìn từ trên cao

Một góc Đắk Lắk nhìn từ trên cao.
Những điểm đến du lịch thú vị tại Daklak
Biệt điện Bảo Đại : nằm ngay trung tâm Buôn Ma Thuột, trong khuôn viên thoáng rộng và rợp bóng cổ thụ. Từng là nhà ở của công sứ Pháp, sau là nơi ở và làm việc của vua Bảo Đại. Ngôi dinh thự được xây dựng lại theo lối kiến trúc Tây Nguyên kết hợp hiện đại. Mái ngói, sàn gỗ, phía dưới là tầng hầm bê tông. Khung cảnh yên ả , với cây xanh và hương hoa, những cây cổ thụ vươn cánh tay khổng lồ làm bóng mát, quanh năm có tiếng lảnh lót của những chú chim.
Biệt điện Bảo Đại\
Biệt điện Bảo Đại
Buôn Đôn: thuộc xã Krông Na, huyện Buôn Đôn, cách Tp. Buôn Ma Thuột 42km về phía tây bắc. Buôn Đôn từ lâu đã nổi tiếng không chỉ với cảnh quan của núi rừng, các phong tục mang đậm dấu ấn của vùng Tây Nguyên mà còn bởi truyền thống săn bắt và thuần dưỡng voi rừng.Với những cánh rừng tự nhiên trùng điệp; dòng sông Sêrêpôk hung dữ, nước đổ ầm vang núi rừng. Đến Buôn Đôn là dịp được cưỡi voi leo núi, lội suối, bơi sông; bạn cũng có dịp tham dự nhiều thú vui hấp dẫn chỉ có ở nơi đây: bắn nỏ, nướng cá, uống rượu cần; sống trong những căn nhà đơn sơ, ấm cúng dựng vắt vẻo trên các cây si cổ. Đặc biệt nếu bạn có mặt vào mùa xuân thì tháng ba là mùa lễ hội đua voi... Cảnh sắc thiên nhiên và cuộc sống bình dị nơi đây chắc sẽ làm du khách hài lòng với những ngày sảng khoái, thú vị.
Voi ở buôn đôn
Voi ở Buôn Đôn 
Thác Krong Kmar - Hồ trên núi : cách trung tâm huyện Krông Bông khoảng 2km, dưới chân dãy núi Chư Yang Sin là dòng thác hùng vỹ Krông Kmar. Kéo dài từ đỉnh núi xuống tận chân dãy Chư Yang Sin, thuộc vườn quốc gia Chư Yang Sin, thác Krông Kmar chia làm 3 tầng với vô vàn các tảng đá lớn nhỏ nằm xen hai bên thác. Cứ mỗi tầng hình thành một hồ chứa rộng với dòng nước xanh biếc. Nơi đây, vào mùa hè, bạn có thể ngâm mình dưới hồ để tận hưởng cảm giác mát lạnh dòng nước đầu nguồn, hưởng một bầu không khí trong lành và yên tĩnh. Nếu muốn khám phá đầu nguồn của dòng nước, bạn sẽ phải vượt qua ba tầng thác với những tảng đá khổng lồ cao hơn một tầng nhà. Tất nhiên nó không đơn giản chút nào và lại rất nguy hiểm nữa. Thi thoảng, chúng ta có thể gặp một vài chú voi của đồng bào ngang qua đây và hãy ghi lại những khoảnh khắc ấy bạn nhé.
Thác krong mak
Thác Krong Kmar 
Bảo tàng dân tộc Daklak: thuộc thành phố Buôn Ma Thuột. Bảo tàng dân tộc Daklak trưng bày các hình ảnh và hiện vật lịch sử, văn hóa đời sống của người dân tỉnh Daklak 
Bảo tàng Đắc Lắc nguy nga giữ níu rừng
Bảo tàng Daklak 
Hồ Lak:  với người dân Tây Nguyên, hồ Lak không chỉ mang lại giá trị kinh tế to lớn mà còn là một thắng cảnh nổi tiếng với vẻ đẹp hoang dã và thi vị. Nhìn từ phía xa, hồ uốn khúc như một dải lụa thiên thanh, mềm mại và quyến rũ. Mặt nước hồ xanh thẳm như một chiếc gương khổng lồ, phản chiếu tất cả mọi cảnh vật xung quanh. Vào mùa mưa, nước hồ lên cao và trong vắt tạo ra một khoảng không gian rộng lớn.
Hò lác
Hồ Lak - Nguồn 
Đặc sản Daklak
Cà phê Buôn Mê Thuột: bất cứ ai khi đến với Buôn Ma Thuột đều muốn đem về cho mình một phần quà chính hiệu đóng mác “cà phê Buôn Ma Thuột”. Có rất nhiều hãng sản xuất cà phê nổi tiếng tại Buôn Ma Thuột như Trung Nguyên, Mêhycô, Nam Nguyên, An Thái …Để có một ly cà phê thơm ngon thì cần phải có thêm nhiều yếu tố như chất lượng hạt cà phê, nguyên liệu và hương liệu pha chế, ..trong đó kỹ năng pha chế là một yếu tố quan trọng tạo nên một ly cà phê thơm ngon.
Cà phê ban mê
Cà phê Ban Mê thơm ngon nổi tiếng. 
Cá bống kho riềng: cá được mang lên, còn tươi nhảy lao xao, con nào con ấy bé tròn, họ xả cho sạch nhớt trên mình và bỏ vào ít muối ướp cho cứng lại, sau đó đi đào lấy ít riềng rửa sạch giã nhỏ. Bây giờ chỉ còn việc bắc chảo cho nóng, và cho vào đó ít dầu ăn, hay mỡ đun cho sôi lên, cho cá vào chiên vàng, đổ riềng đã chuẩn bị sẵn. Mùi riềng, mùi cá bốc lên thơm ngào ngạt...
Cá bống kho riềng
Cá bống kho riềng 
Nguồn: Tổng hợp

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét